Cá Koi đang dần trở thành trào lưu được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, việc nuôi cá Koi không phải là điều dễ dàng, một khi môi trường sống của cá koi không tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Ngoài việc ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, màu sắc, tuổi thọ, môi trường sống của cá koi còn quyết định đến giá thành của chúng. Vậy môi trường sống của cá koi ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng Cá Koi 32 tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Nguồn gốc của cá koi
Cá koi hay còn gọi là cá chép Nhật Bản, xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 20. Năm 1914, Nhật Bản đã tổ chức triển lãm giống cá chép koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata để tôn vinh hoàng tử Hirohito. Cá chép Nhật có 2 màu chủ đạo “đỏ và trắng” được mua bán rộng rãi.
Để nghiên cứu thêm về nhân giống, cách lai tạo màu, vào năm 1950, chuyên gia ở Nhật Bản đến Trung tâm Khoa học Kỹ thuật thuộc khoa Sinh vật trường Đại học Chicago và khoa Hóa lý thuộc Viện nghiên cứu Illinois, Hoa Kỳ để học hỏi.
Cá chép do người Nhật lai tạo có màu sắc độc đáo và đắt giá, thường được gọi là cá chép Nhật hay Nishikigoi, đến thế kỷ 19 thì có thêm tên Koi. Koi trong tiếng Nhật là cá chép, từ đồng âm khác nghĩa là tình yêu, yêu mến.
Đặc điểm hình thái của cá koi
Hình dáng
- Có hình dáng đẹp, màu sắc đa dạng. độc đáo rất thích hợp để tạo điểm nhấn cho bể cá cảnh trong nhà.
- Khả năng tăng trưởng từ 50 – 150mm/ năm, tuổi thọ trung bình từ 25-35 năm. Có một số trường hợp cá Koi nuôi ở ao tuổi thọ có thể lên đến hơn 200 tuổi.
- Có đầu và vảy hơi gù, có vây ở ngực, bụng, lưng và đuôi cá.
Tập tính ăn uống
- Cá koi là loài cá ăn tạp và phàm ăn. Tuy nhiên không nên cho cá ăn quá nhiều, chỉ cho ăn với mức độ vừa phải, thức ăn có nguồn gốc rõ ràng để tránh ảnh hưởng đến hình dáng và màu sắc sau này của cá.
- Đối với cá koi 3 ngày tuổi cho ăn bo bo, lòng đỏ trứng chín, sinh vật phù du và rong rêu.
- Đối với cá koi 15 ngày tuổi thì cho ăn loăng quăng, giun quế, giun đất, vitamin, bột cá.
- Đối với cá koi từ 1 tuổi trở lên: lúc này cá đã có thể ăn được ốc, ấu trùng, cám, bã đậu nành, thóc lép, bột mì, bột gạo, bột ngô, phân xanh, cám viên ép, vitamin, bột cá
Tập tính sinh sản
- Sau 2-3 tuổi cá koi có thể bắt đầu sinh sản, thường để vào ban ngày và mỗi lần đẻ được từ 150 – 200 nghìn trứng tùy thuộc vào điều kiện và môi trường sống của cá koi.
- Cá koi là động vật thụ tinh ngoài nên sau khi cá đẻ, cá đực sẽ bơi theo sau và bắt đầu thụ tinh lên trứng. Trứng sẽ nở sau 40-50 giờ.
Cách nuôi cá koi
Môi trường nước luôn phải sạch sẽ, ổn định, bể cá thiết kế chuẩn nhất, thoáng khí oxy
Luôn giữ độ PH đạt từ 7,5-8,5
Cần phải khử khuẩn môi trường môi trường sống của cá koi trước khi thả cá vào bể.
Cần bổ sung cho cá các loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng và có chứa vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá.
Nên chia nhỏ thức ăn của cá thành nhiều bữa nhỏ, không cho cá ăn một lúc quá nhiều tránh để thừa thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước. Cho cá ăn 2 tiếng/lần, vào buổi sáng 6-11h và 14-18h, không cho cá ăn vào ban đêm.
Môi trường sống của cá koi
Vai trò môi trường sống của cá koi
Nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá koi. Khi môi trường nước tốt, sạch sẽ giúp cá koi phát triển khỏe mạnh, có màu sắc rực sỡ. Màu sắc của cá koi là yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn, độ thu hút người nuôi cá và ảnh hưởng đến giá trị của cá koi.
Môi trường sống của cá koi sạch sẽ có thể giúp cá thức ăn một cách hiệu quả nhất, hấp thụ được hầu hết các chất dinh dưỡng có trong thức ăn để hỗ trợ cho sự phát triển của chúng.
Môi trường sống của cá koi tốt giúp cá có tăng trưởng đồng đều, tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng ở cá. Cá koi sẽ nhanh nhẹn, bơi lội khỏe mạnh và tăng giá thành của cá.
Nếu môi trường sống của cá koi bị bẩn, độ Ph thay đổi liên tục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá koi dẫn đến cá koi dễ mắc bệnh như ký sinh trùng, giun sán, có thể phát triển chậm, thân thể lờ đờ, nguy hiểm hơn có thể có tỷ lệ chết ở cá.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của cá koi
Khi nuôi cá cảnh koi cần chú ý đến mật độ cho cá ăn, nếu cho cá ăn quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của cá koi, các thông số nước thay đổi thường xuyên khiến cá bị stress.
Khi cho cá ăn quá nhiều, thức ăn không ăn hết lâu ngày sẽ tích tụ ở đáy hồ, đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường sống của cá koi. Lúc này nước trong bể bị đục, có mùi hôi tanh,xuất hiện rong rêu khiến cá dễ mắc bệnh.
Không thay nước trong bể thường xuyên, các thông số nước không đảm bảo cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường sống của cá chép koi.
Các biện pháp xử lý chất lượng môi trường sống của cá koi
Cần lắp đặt hệ thống lọc chuyên nghiệp, thay nước và khử khuẩn thường xuyên cho bể cá.
Cần thay nước trong bể 2 ngày/lần, mỗi lần thay khoảng 1/3 lượng nước trong bể.
Sử dụng các loại thức ăn có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng. Không cho cá ăn quá nhiều thức ăn, khi thấy có thức ăn thừa trong bể nên vớt ngay tránh để tích tụ ở đáy bể.
Đảm bảo các thông số nước luôn ở mức ổn định, vệ sinh bể cá thường xuyên, không để rong rêu phất triển làm ảnh hưởng đến lượng oxy hòa tan trong nước.
Phần kết
Môi trường sống của cá koi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cá. Một khi môi trường sống bị đe dọa, cá koi sẽ không thể phát triển một cách bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều trường hợp cá có thể bị chết. Qua bài viết này, Cá Koi 32 có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc cá koi, giúp bạn biết cách giữ môi trường sống của cá koi luôn ổn định giúp cá phát triển khỏe mạnh để từ đó có thể tăng giá thành trên thị trường.