Các Loại Bệnh Cá Koi: Cách Phòng Và Điều Trị

Các Loại Bệnh Cá Koi

Cá Koi là loài cá cảnh mang giá trị cao về kinh tế. Cá Koi rất dễ mắc bệnh do môi trường nước, thay đổi nồng độ pH. Vậy các loại bệnh cá koi thường mắc phải là gì? Cách phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá koi như thế nào? Đây là câu hỏi mà hầu hết người nuôi cá cảnh nào cũng gặp phải. Cùng Cá Koi 32 tìm hiểu thêm thông tin về các loại bệnh ở cá koi và tìm cách phòng và điều trị kịp thời nhé!

Các loại bệnh cá koi thường mắc phải

1. Bệnh thối vây cá koi

các loại bệnh cá koi
các loại bệnh cá koi

Dấu hiệu: Bệnh thối vây ở cá koi lúc này đuôi hoặc vây của cá có hiện tượng bị rách tả tơi, thối rữa, cá bơi lờ đờ, bỏ ăn. Cần phải xử lý bệnh nhanh chóng để tránh nguy cơ cá chết.

Điều trị: Tách riêng cá bị bệnh ra khỏi bể. Dùng thuốc đặc trị bệnh thối vây cá để chữa bệnh cho cá. Vớt các con cá khác ra ngoài và tiến hành vệ sinh bể, nên rửa bể cá bằng nước nóng, lau chùi mọi ngóc ngách bể. Tiến hành xả nước và thay toàn bộ nước cho bể cá bằng nước sạch hoặc nước đã được khử trùng.

Tiến hành kiểm tra độ PH trước khi thả cá vào bể. Có thể cho thêm thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm để diệt vi khuẩn khi độ pH chưa đạt. Tăng thêm lượng oxy cho cá bằng cách tạo dòng nước chảy xuống hồ hoặc có thể lắp thêm máy sục khí. Nên cho cá ăn đúng bữa với một lượng thức ăn vừa phải.

Cách phòng bệnh: Cần đảm bảo vệ sinh môi trường sống của cá Koi luôn sạch sẽ. Thay nước mỗi ngày cho cá, hạn chế để lượng thức ăn thừa ở hồ làm bẩn nước. Không nên nuôi cá với mật. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo chất lượng của thức ăn cho cá, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, đủ chất dinh dưỡng để giúp cá tăng sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh.

2. Bệnh đỏ mình cá koi

các loại bệnh cá koi
các loại bệnh cá koi

Dấu hiệu: Cá koi bị bệnh đỏ mình xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: màu sắc trên thân thay đổi, màu không tươi đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh. Một thời gian sau cá koi bị đỏ mình, thậm chí bị tuột nhớt và xuất hiện nấm trắng. Nguyên nhân chính là do không cách ly có con khi mới mang về để quan sát cá có bị nhiễm bệnh hay không, khiến cá bị sốc do thay đổi môi trường đột ngột đôi khi do nguồn nước bị ô nhiễm,..

Tác hại: Toàn thân cá chuyển sang đỏ và nhớt bị tuột ra khỏi thân cá, vảy bị bông ra do ảnh hưởng của nấm trắng, đuôi bị gãy và dẫn đến tình trạng chết ở cá.

Điều trị: Khi thấy cá xuất hiện dấu hiệu của bệnh đỏ mình cần tách riêng cá sang bể khác, sau đó nhỏ khoảng 4-5 giọt xanh methylen vào bể. Quan sát và điều trị đến khi cá hoàn toàn khỏi bệnh mới đưa chúng về lại bể chung.

Cách phòng bệnh: Cần đảm bảo nguồn nước trong bể luôn sạch sẽ, cải tạo hệ thống lọc chuyên nghiệp để giữ nguồn nước luôn sạch. Nên cách ly, khử bệnh khi mới mua cá về trước khi thả vào bể cá.

3. Bệnh bong bóng cá koi

các loại bệnh cá koi
các loại bệnh cá koi

Biểu hiện: Bong bóng bị chèn ép, không khí bên trong không đủ khiến cá bơi lảo đảo. Cá nổi trên mặt nước, bụng ngửa hoặc chìm dưới đáy bể, không thể tự điều chỉnh sự chìm nổi của bản thân. Đầu cá hơi chúi xuống khi bơi. Bụng cá sưng phồng lên.

Điều trị: Vớt cá ra  và nuôi cá trong lồng nổi đặt trong bể cá hoặc tách riêng cá mắc bệnh vào bể cạn, nước chỉ qua vây lưng cá tầm 10cm. Tắm muối với trọng lương 22g/1l trong 2 phút liên tục trong 3 ngày cho cá hoặc có thể thêm muối vào bể với liều khoảng 4 – 5kg/1m3 nước.

Cách phòng bệnh: Cần giữ ổn định môi trường sống của cá, không thay đổi đột ngột. Cần vệ sinh bể cá, thay nước và khử trùng định kỳ để diệt khuẩn. Cho cá ăn với lượng thức ăn vừa đủ tránh cho quá nhiều gây ra tình trạng dư thừa thức ăn khiến bể cá bẩn.

4. Bệnh nấm mang cá koi

các loại bệnh cá koi
các loại bệnh cá koi

Dấu hiệu: Cá thở khó khăn, bất thường, mang đánh nhiều, nấm xuất hiện ở mang khiến mang cá bị hư hại khiến cá thiếu oxi nên mang đập nhiều, mạnh. Tình trạng cần vớt cá ra khỏi bể và quan sát thật kỹ.

Tác hại: Cá Koi sẽ chết sau 3 ngày nhiễm bệnh, cần được điều trị sớm để tránh tình trạng lây lan sang những con cá khác trong hồ.

Điều trị: Sử dụng thuốc Cloramin T với liều lượng 7,5g/ 1m3 để cứu những con chưa bị nhiễm bệnh để tránh lây lan cho cả đàn cá, đối với những con cá đã phát hiện nhiễm bệnh thì dù chỉ mới bị nhẹ thì cũng khiến cho chúng chết sau đó vài ngày.

Cách phòng bệnh: Vệ sinh bể cá sạch sẽ, thường xuyên thay nước. Bổ sung vitamin, khoáng chất và thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường đề kháng cho cá. Cho cá ăn vừa đủ, tránh dể thức ăn thừa gây ô nhiễm nước. Cần cách ly, quan sát với cá mới mua trước khi thả vào bể. Giữ cân bằng môi trường sống, không thay đổi đột ngột. Trang bị hệ thống lọc chuyên nghiệp giúp tạo môi trường sạch cho cá phát triển.

5. Bệnh ngủ cá koi

các loại bệnh cá koi
các loại bệnh cá koi

Nguyên Nhân: Bệnh ngủ ở cá koi thường gặp phải khi cá koi từ 1 tuổi trở lên. Lúc này hệ miễn dịch của cá kém nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Bệnh ngủ ở ca koi do vi khuẩn Flavobacteria hoặc virus CEV gây ra, chủ yếu làm tổn hại đến mang và da cá koi.

Các mô mang của cá bị bệnh sẽ làm hạn chế khả năng trao đổi oxy, dẫn tới tỷ lệ cá chết cao. Khi mô mang của cá vị tổn thương gây khó khăn trong việc trao đổi oxy dẫn đến tình trạng cá chết tỷ lệ rất cao.Các loại vi khuẩn này xuất hiện do nước bị ô nhiễm, do thay đổi môi trường sống đột ngột cá chưa thể thích nghi gây ra tình trạng bị stress ở cá, hệ miễn dịch suy giảm.

Dấu hiệu: Cá uể oải, lờ đờ, nằm nghiêng như đang ngủ. Một số trường hợp nếu cá có trọng lượng lớn có thể chìm xuống dưới đáy bể hoặc phần đầu chìm phần đuôi nổi lên. Lúc này mang cá sưng lên và xuất hiện lớp nhầy màu trắng rồi lan ra toàn cơ thể, thay đổi màu da.

Điều trị: Để điều trị bệnh ngủ cá koi cần điều chỉnh nhiệt độ nước để ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh, nhiệt độ để virus phát triển là từ 16-24 độ C vì vậy cần tăng hoặc giảm thấp hơn ngưỡng này. Tuy nhiên nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cá chết vậy tốt nhất nen tăng nhiệt độ trên 24 độ C. Thay nước trong bể và làm sạch nước bằng máy lọc chuyên dụng có công suất phù hợp với thể tích bể cá.

Sử dụng muối để cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch cho cá koi. Sát trùng vết thương cá bằng cách tắm hoặc ngâm muối làm tăng khả năng chống chịu vi khuẩn, virus. Tắm muối cho cá khoảng 3-4 phút trong 4 ngày với nồng độ từ 0.5-2.8%. Khi cá koi mắc bệnh ngủ cần phải bổ sung thêm oxy vì lúc này chúng khó khăn trong việc hô hấp để tự lấy oxy.

Cách phòng bệnh: Giữ môi trường nước ổn định và sạch: pH từ 6.5-7.5, nhiệt độ từ 26 độ C, Oxy hòa tan tối thiểu 2.6mg/l. Cần vệ sinh, thay nước thường xuyên. Tiến hành diệt khuẩn định kỳ bằng muối hoặc sản phẩm chuyên dùng diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn giúp hồ cá luôn sạch.

Cách phòng tránh chung cho các loại bệnh cá koi

  • Đảm bảo vệ sinh hồ cá: Cho cá với lượng thức ăn vừa đủ, có thể chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa để hạn chế thừa thức ăn khiến nước đục và mất vệ sinh, sử dụng hệ thống lọc chuyên nghiệp hiệu quả, vệ sinh, khử trùng và thay nước định kỳ. Điều này giúp làm giảm  vi khuẩn, tảo và mầm bệnh xuất hiện và phát triển trong bể.
  • Kiểm tra sức khỏe: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho cá Koi để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường ở cá koi nên tách riêng cá để tránh lây nhiễm cho những con khác, quan sát và đưa đến cơ sở chuyên nghiệp để xử lý kịp thời.
  • Kiểm tra mức độ pH và oxy trong nước định kỳ. Có thể sử dụng các hóa chất và thuốc để cân bằng lại môi trường của bể cá.
  • Cung cấp cho cá Koi không gian bơi lội đầy đủ để tránh tình trạng cá bị stress làm giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng ở cá gây xuất hiện các loại bệnh.

Kết luận

Bài viết trên đây đã nêu ra nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị các loại bệnh cá koi thường mắc phải. Cá Koi 32 hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn biết thêm các thông tin hữu ích để từ đó biết cách phòng tránh bệnh cho cá và biết cách xử lý kịp thời nếu cá koi của mình mắc bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *